Kinh nguyệt không đều: nguyên nhân và cách chữa 26/6

Kinh nguyệt không đều gây ra rất nhiều vấn đề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Vì gặp phải hiện tượng này mà có rất nhiều chị em luôn gặp phải nhiều phiền toái trong cuộc sống. Để nắm rõ hơn về kinh nguyệt không đều: nguyên nhân và cách chữa, mời chị em cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.



Kinh nguyệt không đều là gì?

Kinh nguyệt chính là hiện tượng các lớp niêm mạc tử cung bong tróc trôi ra ngoài qua đường âm đạo khi trứng không được thụ tinh, hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ ở người phụ nữ. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt ổn định thường có độ dài trong khoảng 28 ngày, dao động từ 21 – 35 ngày, thời gian hành kinh sẽ là từ 3 – 7 ngày và lượng máu kinh thoát ra ngoài thường dao động từ 60 – 80ml. Tùy vào cơ địa của từng người mà sẽ có thời gian hành kinh khác nhau, thường thì một người phụ nữ khỏe mạnh sẽ trải qua ít nhất là 11 – 13 chu kỳ kinh nguyệt trong mỗi năm.

Theo nghiên cứu, những bé gái khi bước vào độ tuổi từ 11 – 14 tuổi sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên và những phụ nữ khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh từ 45 – 55 tuổi sẽ không còn chu kỳ. Sau khoảng 2 năm thì chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ sẽ cân bằng trở lại. Sau đó, vào mỗi tháng, nữ giới sẽ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Đối với những trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể là thời gian hành kinh đến quá sớm, hoặc đến quá chậm, lượng máu kinh có sự thay đổi thì đây được coi là biểu hiện của kinh nguyệt không đều. Kinh nguyệt không đều bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do rối loạn nội tiết tố hay cũng có thể là do dấu hiệu của bệnh phụ khoa… Chị em cần nhanh chóng đi thăm khám ngay khi mình có các triệu chứng.

XEM THÊM:

Bị rong kinh có sao không?

Các biểu hiện, triệu chứng của hiện tượng kinh nguyệt không đều bao gồm:

  • Vòng kinh thay đổi không theo chu kỳ, có thể kéo dài hơn 35 ngày nhưng cũng có thể ngắn hơn 21 ngày.
  • Số ngày hành kinh dài hơn 7 ngày so với thông thường hoặc ngắn hơn 3 ngày.
  • Máu kinh nguyệt ra quá ít (ít hơn 20ml) nên không thấm hết miếng băng vệ sinh.
  • Máu kinh ra quá nhiều (trên 80ml) và chị em phải thay băng vệ sinh thường xuyên do băng vệ sinh nhanh thấm máu. Trường hợp máu kinh ra ồ ạt còn dễ tràn băng và gây ra nhiều bất tiện cho chị em.
  • Có thể chảy máu giữa 2 chu kỳ kinh.
  • Máu kinh có màu đỏ tươi, nâu đen và có thêm các cục máu đông.
  • Nhiều trường hợp có biểu hiện vô kinh thứ phát (không thấy kinh nguyệt từ 3 tháng trở lên) hoặc vô kinh nguyên phát (chưa có kinh nguyệt bao giờ từ lúc bước vào độ tuổi dậy thì).
  • Kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đau lưng, hoa mắt, chán ăn…

Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với khả năng sinh sản.Do đó, nếu phát hiện mình có những dấu hiệu của hiện tượng kinh nguyệt không đều thì chị em nên đi thăm khám để được hỗ trợ điều trị.

Nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều mà chị em không nên chủ quan, cụ thể:

Do tâm lý

Căng thẳng, stress, mệt mỏi kéo dài khiến quá trình rụng trứng không ổn định, hormone trong cơ thể cũng mất cân bằng, gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Chỉ khi nào tinh thần của chị em trở lại thoải mái, ổn định thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ có dấu hiệu ổn định trở lại.

Chế độ ăn uống

Việc ăn uống không đảm bảo, thiếu chất dinh dưỡng, bỏ ăn thường xuyên, ăn không đủ chất… sẽ khiến hoạt động của hormone chậm đi, quá trình rụng trứng cũng bị ảnh hưởng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều.

Nội tiết tố mất cân bằng

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều, thường gặp ở những chị em đang cho con bú, trong thời gian mang thai, trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.

Hormone estrogen và progesterone trong cơ thể khi mất cân bằng sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn.

Tác dụng của thuốc

Việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian dài sẽ làm chậm quá trình rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến chậm hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do trong thuốc tránh thai cũng có chứa hàm lượng estrogen và progesterone nên nếu lạm dụng nó sẽ gặp phải biểu hiện kinh nguyệt không đều.

Một số loại thuốc khác như thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị hen, thuốc nội tiết tố, thuốc hóa trị… cũng có tác dụng phụ làm chu kỳ kinh đến muộn.

Vận động quá sức

Vận động mạnh, tập luyện những bài tập quá sức hoặc làm việc nặng nhọc dễ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, nội tiết tố trong cơ thể mất cân bằng, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Có rất nhiều người, đặc biệt là những vận động viện nữ bị chậm kinh, thậm chí là tắt kinh, vô kinh.

Do các bệnh lý phụ khoa

Một số bệnh lý phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung, viêm buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung… khiến chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đúng chu kỳ.

Cho con bú

Prolactin là một hormone có liên quan đến việc sản xuất sữa ở người phụ nữ. Thường thì những phụ nữ đang trong thời gian cho con bú đều không có kinh nguyệt. Và khi chị em cai sữa thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại ổn định.

Do mang thai

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt mà những chị em khi mang thai gặp phải. Ngoài biểu hiện chậm kinh, chị em có thể nhận biết xem mình có thêm các triệu chứng như ốm nghén, buồn nôn, nhạy cảm với mùi, mệt mỏi, căng tức ngực, đi tiểu nhiều lần… không.

Tuyến giáp có vấn đề

Tuyến giáp hoạt động kém, suy giảm chức năng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn, ngày hành kinh cũng dài hơn, đau bụng kinh dữ dội. Ngoài ra, chị em khi mắc bệnh suy giáp còn có biểu hiện mệt mỏi, ớn lạnh, tăng cân đột ngột.

Ngoài những nguyên nhân trên, kinh nguyệt không đều còn do tình trạng thừa cân, béo phì, thời kỳ tiền mãn kinh, tâm lý rối loạn…

Cách chữa kinh nguyệt không đều ở nữ giới

Cần phải biết chính xác nguyên nhân và mức độ của bệnh thì các bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp điều trị kinh nguyệt không đều phù hợp cho từng trường hợp. Chị em cần đi thăm khám cụ thể tại cơ sở y tế uy tín.

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc dùng để điều trị, giúp bổ sung lại nội tiết tố và giúp điều hòa kinh nguyệt sẽ được bác sĩ kê đơn. Chị em có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng sử dụng thuốc.

Điều trị ngoại khoa

Đối với các trường hợp kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, viêm buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng… thì bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám rồi đưa ra phương pháp điều trị ngoại khoa phù hợp cho từng trường hợp.

Điều trị tại nhà

Ngoài những cách điều trị trên, nếu kinh nguyệt không đều do chế độ sinh hoạt thì cần thay đổi lại thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp, cụ thể qua những vấn đề sau:

  • Bổ sung các loại dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các loại rau quả xanh, trái cây giàu vitamin, khoáng chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe nhằm giúp điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt.
  • Uống đầy đủ nước hàng ngày, nên uống thêm các loại nước ép từ rau củ quả, nước trái cây.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và có một sức khỏe tốt.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, thường xuyên vận động, nghỉ ngơi đủ giấc, làm việc có khoa học, tránh thức khuya, duy trì số cân nặng phù hợp…
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cafe…

Kinh nguyệt không đều là một vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khả năng sinh sản. Do đó, khi gặp phải các biểu hiện, triệu chứng của kinh nguyệt không đều thì chị em nên đi thăm khám, điều trị ngay.

Bài viết trên trang