Viêm đường tiết niệu: Triệu chứng và phác đồ điều trị 5/8/24
Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh lý có liên quan đến đường tiết niệu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận và gây ra không ít những ảnh hưởng nghiêm trọng cho người mắc phải. Để nắm rõ hơn về bệnh viêm đường tiết niệu, triệu chứng và phác đồ điều trị, mời các bạn cùng thaihaclinicblog tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu, tên gọi khác là nhiễm trùng đường tiểu (Urinary Tract Infection – UTI) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra chủ yếu ở đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra.
Đường tiết niệu thường bao gồm các bộ phận sau:
- Bàng quang
- Niệu đạo
- Niệu quản
- Thận
Khi các cơ quan này bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn thì quá trình bài tiết nước tiểu của bệnh nhân cũng sẽ gặp vấn đề. Mà điển hình ở đây là bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh gây ra không ít phiền toái cho bệnh nhân.
Tùy vào vị trí, diễn biến và mức độ tái phát thì tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu được phân loại như sau:
- Theo vị trí: Nhiễm trùng niệu trên, nhiễm trùng niệu dưới.
- Theo diễn biến: Nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng (tức là nhiễm khuẩn tiết niệu cấp tính) và nhiễm khuẩn tiết niệu biến chứng (là nhiễm khuẩn tiết niệu mãn tính).
- Theo mức độ tái phát: Nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ và nhiễm khuẩn tái phát lại nhiều lần.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến những người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ là 50% trong các trường hợp, còn trẻ em thì chiếm khoảng 2, 4 – 2, 8% các trường hợp.
Đối với những trường hợp viêm đường tiết niệu ở giai đoạn đầu, bệnh chưa gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chủ quan không chữa trị, tình trạng viêm nhiễm sẽ chuyển sang giai đoạn nặng và gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Chia sẻ khám nam khoa ở đâu tốt nhất
Bài viết chia sẻ: Cơ sở khám xuất tinh sớm ở đâu
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
Bệnh viêm đường tiết niệu hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
Do vi khuẩn
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu là do vi khuẩn E. Coli – một loại vi khuẩn thường cư trú ở ruột. Các trường hợp do vi khuẩn này gây ra bệnh viêm đường tiết niệu thường chiếm đến 90%.
Vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập từ bộ phận sinh dục gây bệnh ở bàng quang, niệu đạo, sau đó tấn công vào các khu vực lân cận gây viêm nhiễm, nhiễm trùng.
Ngoài vi khuẩn E. Coli thì cũng còn khá nhiều loại vi khuẩn khác sống ký sinh trong ruột như tụ cầu khuẩn, đơn bào, nấm, liên cầu khuẩn, Klebsiella species, Proteus… Tuy nhiên thì những trường hợp này chiếm tỷ lệ thấp, không cao.
Do quan hệ tình dục bừa bãi
Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra bệnh viêm đường tiết niệu ở cả nam giới và nữ giới. Hầu hết giới trẻ hiện nay đều có tư tưởng phóng khoáng, có đời sống tình dục thoáng, thường xuyên quan hệ với nhiều bạn tình. Chính việc này đã tạo điều kiện hình thành các bệnh viêm nhiễm, bệnh xã hội, đặc biệt là các bệnh về đường tiết niệu.
Theo nghiên cứu, trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn, vi khuẩn có thể từ bộ phận sinh dục đi ngược vào đường tiết niệu gây ra tổn thương, viêm nhiễm ở khu vực này.
Đặc biệt là đối với những người có quan hệ tình dục không lành mạnh với nhiều bạn tình không chỉ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm đường tiết niệu mà còn dễ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, sùi mào gà, lậu…
Do nhịn tiểu
Khá nhiều người do cuộc sống bận rộn, cộng với đặc thù công việc phải ngồi nhiều, đặc biệt là dân văn phòng nên ngại đi tiểu. Việc nhịn tiểu sẽ làm tích tụ các cặn bẩn, vi khuẩn có hại sẽ tấn công vào đường tiết niệu gây ra tình trạng nhiễm khuẩn.
Do vệ sinh không sạch sẽ
Nguyên nhân hàng đầu thứ ba gây ra bệnh viêm đường tiết niệu đó là do việc vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không đúng cách. Đây là một nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý mà không chỉ riêng bệnh viêm đường tiết niệu thường gặp.
Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục, lười vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm tấn công vào gây viêm nhiễm ở đường tiết niệu.
Do bệnh lý
Một số bệnh lý như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường, ứ trệ nước tiểu, huyết áp, u nang tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo… cũng là nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu.
Do chế độ sinh hoạt không khoa học
Bên cạnh các nguyên nhân trên thì chế độ sinh hoạt không khoa học, lành mạnh cũng dễ hình thành nên bệnh viêm đường tiết niệu. Thói quen uống ít nước vì ngại đi tiểu, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, lạm dụng các hóa chất vệ sinh… sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động của đường tiết niệu, từ đó dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Do các nguyên nhân khác
Ngoài ra, bệnh viêm đường tiết niệu cũng hình thành do các nguyên nhân, yếu tố như: Sử dụng băng vệ sinh sai cách, mặc quần lót không đúng, đặt ống thông tiểu, thủ dâm thô bạo, hệ suy giảm miễn dịch…
Triệu chứng của tình trạng viêm đường tiết niệu
Một số trường hợp do các dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu giống với các bệnh lý khác nên có khá nhiều người nhầm lẫn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, có thể nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu cụ thể như là:
Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở người lớn
- Đau khi đi tiểu
Khi vi khuẩn tấn công sâu vào đường tiết niệu gây tổn thương, viêm nhiễm và gây cản trở khi bệnh nhân đi tiểu tiện. Nam giới sẽ cảm thấy đau, đau buốt, khó chịu mỗi khi đi tiểu.
- Tiểu buốt
Thường thì hiện tượng tiểu buốt thường xuất hiện mỗi khi bệnh nhân bắt đầu đi tiểu hoặc đang tiểu gần xong. Bệnh nhân lúc này sẽ thấy buốt, đau đớn do dòng nước tiểu cọ xát vào khu vực tổn thương, viêm nhiễm.
- Buồn tiểu liên tục
Hệ bài tiết của những người mắc bệnh viêm đường tiết niệu thường phải làm việc liên tục nên bệnh nhân thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, mắc tiểu, đặc biệt là đi tiểu nhiều vào ban đêm khiến sinh hoạt, giấc ngủ của họ bị ảnh hưởng.
Chính vì thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, muốn đi tiểu nhiều lần mà làm công việc, học tập của bệnh nhân bị ảnh hưởng khá nhiều.
- Tiểu ít
Tuy thường xuyên muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu ở những người bị viêm đường tiết niệu thường ra rất ít, không nhiều so với bình thường.
- Bí tiểu
Bí tiểu cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu mà nhiều bệnh nhân gặp phải. Bí tiểu thực chất là hiện tượng muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi tiểu lại khó tiểu, thậm chí là không thể tiểu.
Hiện tượng bí tiểu khiến bệnh nhân cảm thấy đau rát, khó chịu mỗi lần đi tiểu.
- Tiểu ra mủ, máu
Đối với những bệnh nhân nào bị viêm đường tiết niệu ở giai đoạn nặng thì chắc hẳn luôn gặp phải hiện tượng tiểu ra mủ, máu. Thường thì hiện tượng này được phát hiện khi tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm cụ thể.
- Nước tiểu có mùi khai
Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu đó là về màu sắc nước tiểu. Những trường hợp bị viêm đường tiết niệu thường cho biết nước tiểu của họ có màu đậm hơn bình thường, nước tiểu có màu đục kèm mùi khai rất khó chịu.
Trường hợp bệnh viêm đường tiết niệu ở mức độ nặng, nước tiểu còn có màu đậm hơn và mùi khai rất nồng nặc.
- Đau vùng bụng, vùng thắt lưng
Đây cũng là một dấu hiệu điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu, nguyên nhân là do tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu khiến bệnh nhân cảm thấy đau tại vùng bụng, vùng thắt lưng.
Cơn đau thường diễn ra âm ỉ, liên tục, kéo dài khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, mất ăn, mất ngủ.
Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến bệnh nhân bị đau ở vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng mà còn bị đau nhức ở khắp vùng dưới háng cùng 2 bên bẹn.
- Sốt
Khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm thì bệnh nhân cũng sẽ gặp phải biểu hiện sốt, thậm chí là sốt cao. Cơn sốt thường kéo dài trên 5 ngày và nếu không chữa trị thì sốt còn kéo dài, liên tục khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
Hầu hết các trường hợp sốt đều là khi bệnh viêm đường tiết niệu chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vi khuẩn E. Coli cùng các tác nhân có hại khác đã nhanh chóng tấn công vào bàng quang, thậm chí là tấn công sang khu vực thận của bệnh nhân.
Bệnh nhân lúc này sẽ bị sốt, sốt cao, buồn nôn, đôi khi có cảm giác ớn lạnh.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Đối với trẻ em, vi khuẩn khi tấn công vào cơ thể sẽ sinh sôi, phát triển và bắt đầu gây ra các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu như:
- Sốt, quấy khóc, khi sờ vào bụng thấy trẻ khóc to đột ngột.
- Bỏ ăn, quấy khóc cả ngày, khó ngủ, hay bị giật mình…
- Gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn…
- Bị rối loạn tiểu tiện với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu ngắt quãng, nước tiểu đục…
Nói chung, cho dù là ở độ tuổi nào thì khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu đều gặp phải những vấn đề trong sinh hoạt, cuộc sống. Chính vì vậy, ngay khi có những triệu chứng, biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu thì bệnh nhân nên đi thăm khám, chữa trị càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu
Thông thường, ngoài việc thăm khám lâm sàng thì bệnh nhân cũng cần phải làm thêm các xét nghiệm để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh. Có thể kể đến một số phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu như:
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm được thực hiện nhằm tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh cùng các tế bào hồng cầu, bạch cầu để chẩn đoán, xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh viêm đường tiết niệu hay không.
Để kết quả xét nghiệm có độ chính xác nhất, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận bộ phận sinh dục bên ngoài. Sau đó lấy mẫu nước tiểu giữa dòng cho vào ống nghiệm chuyên dùng trong y tế theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.
Thường thì sẽ có 3 cách để chẩn đoán viêm đường tiết niệu theo phương pháp xét nghiệm nước tiểu này, đó là: Kiểm tra bằng thị giác, kiểm tra với que nhúng và kiểm tra bằng kính hiển vi. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo cụ thể cho bệnh nhân.
Xét nghiệm cấy nước tiểu
Đây cũng là một trong những cách chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu, kết quả thường thu được sau từ 2 – 3 ngày. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu của người bệnh rồi cho thêm chất thúc đẩy vi khuẩn phát triển rồi tiến hành phân tích, kiểm tra.
Trường hợp không thấy sự tồn tại của vi khuẩn, tức là âm tính thì người bệnh không mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Còn nếu thấy có vi khuẩn trong nước tiểu thì chứng tỏ bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp đối với từng trường hợp.
Chẩn đoán hình ảnh
Một phương pháp để xác định xem một người có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không nữa đó là chẩn đoán hình ảnh. Bệnh nhân sẽ được chỉ định siêu âm, chụp cộng hưởng, chụp cắt lớp, siêu âm ổ bụng và tái dựng hình ảnh của hệ niệu để bác sĩ tiến hành phân tích.
Trường hợp có các bất thường ở hệ tiết niệu như có dị tật bẩm sinh, có khối chèn ép tại chỗ hoặc xâm lấn… thì bác sĩ sẽ xem xét đến các phương pháp can thiệp ngoại khoa phù hợp.
Nội soi bàng quang
Nội soi bàng quang cũng là một trong những cách chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu cho bệnh nhân. Cách này được thực hiện nhằm kiểm tra, phân tích các cơ quan như niệu đạo, bàng quang để biết rõ mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.
Một ống dài chuyên dụng được dùng trong y học sẽ được gắn nguồn sáng và máy thu hình đưa vào bên trong nhằm kiểm tra, quan sát khu vực niệu đạo, bàng quang xem có bất thường nào không.
Sau khi tiến hành nội soi và thu được kết quả, dựa vào đó mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng trường hợp.
Ngoài các phương pháp trên thì cũng còn khá nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu khác như đo nồng độ protein C phản ứng viêm, men gan, sản phẩm chuyển hóa của thận, phân tích tế bào máu… tùy vào sự chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo thêm:
Địa chỉ khám chữa viêm đường tiết niệu tốt tại Hà Nội
Phác đồ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
Phần lớn có khá nhiều người khi mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu đều mong muốn mình khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chủ động đi chữa trị ngay khi nhận thấy mình có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu.
Dựa vào thăm khám, làm xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cũng như phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu thích hợp. Vậy có những cách điều trị viêm đường tiết niệu nào?
Sử dụng thuốc
Thường thì đối với những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu ở mức độ nhẹ, giai đoạn đầu của bệnh thì có thể sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê loại thuốc kháng sinh điều trị phù hợp, chủ yếu là các loại thuốc dạng uống.
Các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu này đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh, tiêu viêm, ngăn vi khuẩn phát triển, đồng thời giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu thích hợp.
Ngoài ra, một số trường hợp cũng có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm viêm nhằm làm giảm đi các biểu hiện sốt, đau tức bụng, khó chịu, đau buốt khi đi tiểu do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra.
Thường thì các loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu có tác dụng khá nhanh khi sử dụng đúng cách. Lưu ý là bệnh dễ tái phát trở lại nếu không chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định, tuân thủ của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất, bệnh nhân nên tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng các loại thảo dược
Một cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản được lưu truyền rộng rãi đó là sử dụng các loại thảo dược. Các loại thảo dược hầu hết là những loại thảo dược có tính lành, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh.
Người bệnh có thể tham khảo một số loại thảo dược hỗ trợ chữa viêm đường tiết niệu như:
- Giấm táo
- Rau mùi tây
- Râu ngô
- Lá trà xanh
- Ngải cứu
- Lô hội cùng nhiều loại thảo dược khác…
Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên tham khảo chứ đừng nên thực hiện chữa viêm đường tiết niệu bằng các loại thảo dược này. Hơn nữa, cách chữa bằng các loại thảo dược này cũng chỉ có hiệu quả đối với những trường hợp viêm nhiễm đường tiết niệu ở mức độ nhẹ.
Việc cố ý sử dụng không chỉ khiến bệnh không khỏi, tiến triển nặng mà còn dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý chữa viêm đường tiết niệu bằng các loại thảo dược khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng công nghệ CRS
Nhằm giúp mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị cao, giúp hồi phục bệnh, hiện nay kỹ thuật quang dẫn CRS là một phương pháp chữa viêm đường tiết niệu an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, kỹ thuật này được các tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá cao nên luôn đảm bảo.
Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng sóng xạ tần được sinh ra từ hệ thống sóng siêu dẫn, sóng ngắn kết hợp với sóng đa tần với tần số lớn, từ đó tạo ra một hiệu ứng đặc biệt giúp tiêu diệt, loại bỏ nhanh chóng các tác nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu.
Đồng thời, kỹ thuật này còn giúp tăng độ thẩm thấu đến các khu vực bị tổn thương, viêm nhiễm, từ đó tái tạo lại nhanh chóng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của bệnh nhân.
Có thể kể đến 6 ưu thế của kỹ thuật quang dẫn CRS điều trị bệnh viêm đường tiết niệu như:
- Làm biến đổi, thay đổi cấu trúc DNA của vi khuẩn gây bệnh.
- Tác động trực tiếp tới khu vực có mầm bệnh để tiêu diệt.
- Điều tiết, cân bằng khả năng miễn dịch, có thể điều trị đầy đủ từ trong ra ngoài.
- Giúp tăng cường hoạt động lưu thông máu, giúp cải thiện nhanh chóng các biểu hiện của bệnh.
- Ngăn ngừa bệnh tái phát sau quá trình điều trị.
- Đảm bảo an toàn, không gây biến chứng, không gây tác dụng phụ.
- Bệnh nhân có thể yên tâm lựa chọn điều trị bệnh viêm đường tiết niệu bằng kỹ thuật quang dẫn CRS để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Như vậy, với những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng bệnh nhân có thể nắm rõ hơn về bệnh viêm đường tiết niệu, triệu chứng và phác đồ điều trị. Nếu còn vấn đề gì, bệnh nhân có thể nhấp vào khung chat tại đây để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.